
Trong phần lớn thời gian của đại dịch, nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ giàu có hơn trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đã theo đuổi chiến lược “zero covid”, cho dù rõ ràng hay không. Thành công của phương pháp này, bao gồm các việc đóng cửa biên giới, cách ly tại khách sạn và các đợt khóa cửa nghiêm trọng, về phương diện tổng thể được xem là thành công. Hồng Kông không có ca nhiễm địa phương nào kể từ giữa tháng Tám. Trong năm đầu tiên của đại dịch, Đài Loan đã chính thức thống kê được khoảng một chục trường hợp tử vong do covid-19. New Zealand là quốc gia nổi bật với chỉ có 27 trường hợp tử vong. Thật vậy, bởi vì ít người chết vì những thứ như cúm hoặc tai nạn giao thông, cả hai quốc gia đều ghi nhận ít ca tử vong hơn so với một năm bình thường, theo công cụ theo dõi tử vong vượt mức của The Economist .
Tuy nhiên, những quốc gia có thành công trong đợt dịch đầu tiên lại gặp khó khăn trong đợt bùng phát mới đây. Coronavirus, đặc biệt là biến thể Delta có khả năng lây nhiễm cao, đã gây ra một đợt bùng phát mạnh. Tại Đài Loan, các trường hợp mắc bệnh đã tăng vào tháng 5, và số người chết chính thức đã tăng lên gần 850. Tại Singapore, số ca nhiễm hàng ngày đã tăng từ mức thấp hai con số vào đầu tháng 7 lên hơn 3.000 người hiện nay. Úc, với khoảng 2.000 ca nhiễm hàng ngày, đang đi theo một quỹ đạo tương tự. Ngay cả ở New Zealand, hiện hiện đang có số ca nhiễm hai con số hàng ngày.
“Đã quá muộn để ngăn chặn biến thể Delta”Tikki Pangestu, người từng đứng đầu chính sách nghiên cứu của who , hiện đang làm việc tại Đại học Quốc gia Singapore. Do đó, việc các quốc gia từ bỏ chiến lược zero-covid là phù hợp. Singapore là nơi đầu tiên. Vào tháng 6, chính phủ nước này cho biết đã đến lúc phải sống chung với virus. Chương trình tiêm chủng của Singapore là chương trình thành công nhất ở châu Á, với 82% dân số được tiêm chủng đầy đủ. Điều đó thúc đẩy việc mở cửa trở lại.
Vào cuối tháng 8, Scott Morrison, thủ tướng Australia, đã tuyên bố chấm dứt phương pháp tiếp cận “zero covid” của đất nước ông. Các ca bệnh sẽ được phép tăng lên, miễn là các bệnh viện có thể đối phó với chúng. Một khi tỷ lệ tiêm chủng đạt mức cao nhất 80%, có lẽ vào cuối năm, hầu hết các hạn chế sẽ được nới lỏng. “Đã đến lúc”, như ông Morrison nói, “để trả lại cuộc sống cho người Úc.”
Việt Nam đã từ bỏ chiến lược zero-covid vào tuần trước. Tuần này, New Zealand đã đầu hàng. Mặc dù thủ tướng Jacinda Ardern đã giành được lời khen ngợi vì đã xử lý chắc chắn đại dịch, nhưng tình hình đã trở nên tồi tệ. Vào ngày 2 tháng 10, cư dân Auckland đã bất chấp lệnh lưu trú tại nhà để phản đối các hạn chế. Hai ngày sau, bà Ardern thừa nhận, “Việc quay trở lại tình trạng không có ca nhiễm là vô cùng khó khăn.” Bà đã công bố một “cách làm mới” bao gồm việc dỡ bỏ các hạn chế về việc phong tỏa.
Vấn đề về từ bỏ chiến lược “zero covid” vẫn còn chưa rõ ràng ở các quốc gia này. Ở New Zealand, ít hơn một nửa dân số đã được tiêm chủng đầy đủ. Chương trình tiêm chủng sắp đi vào giai đoạn phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, việc phong tỏa có thể sẽ vẫn còn kéo dài. Bà Ardern dường như muốn cả hướng đến cả 2 chiến lược với lời hứa sẽ tiếp tục một “cách tiếp cận rất tích cực”.
Tương tự như vậy, việc Úc kết thúc chiến dịch “zero Covid” vẫn để lại một viễn cảnh xa vời đối với việc mở cửa trở lại hoàn toàn các biên giới. Mục tiêu đầu tiên, kể từ tháng tới, là cho phép tất cả công dân và thường trú nhân trở lại. Đáng kinh ngạc, nhiều người trong số họ đã phải vật lộn trong 18 tháng để về nhà. Ý tưởng là để những người được tiêm chủng trở về được cách ly ở nhà thay vì buộc họ vào khách sạn. Ngay cả đối với những động thái nhỏ như vậy, người Úc cũng cân nhắc kỹ lưỡng đến từng chi tiết. Đất nước này còn một chặng đường dài để chấp nhận rủi ro và tiếp tục sống chung với virus.
Đối với Singapore, tình trạng căng thẳng leo thang với các ca bệnh ngày một gia tăng. Một bản kiến nghị công khai hiếm hoi kêu gọi xét nghiệm bắt buộc đối với tất cả khách du lịch nước ngoài. Chính phủ đã áp dụng lại các hạn chế của địa phương, bao gồm cả việc cho trẻ em đi học tại nhà. Một sự đổi mới, “làn đường đi lại đã được tiêm phòng” cho phép đi lại không có kiểm dịch với một số quốc gia nhất định, với 2 quốc gia hiện tại là Đức và Brunei và sẽ được xem xét mở rộng trong thời gian tới.
Tuy nhiên, nếu việc từ bỏ trông giống như không có chiến lược nào cả, thì hãy xem xét giải pháp thay thế. Hồng Kông đã bị mắc kẹt với chiến dịch “zero covid”. Một chính phủ mà thông điệp về sức khỏe cộng đồng không đề cao với một đợt tiêm chủng chậm chạp. Ít hơn 15% trong số những người trên 80 tuổi được tiêm 1 mũi. Bởi vì không xuất hiện nhiều ca bệnh (hiện tại) ở Hồng Kông, không có mức độ miễn dịch cộng đồng nào ở các lần bùng phát dịch bệnh trước đây ở quốc gia này hoặc ở các quốc gia khác theo chiến lược zero-covid. Và nguy cơ nhiễm trùng thấp khiến mọi người không có ý định tiêm phòng. Từ bỏ chiến lược “zero covid” là cách tốt nhất hiện nay.
TE