Giá dầu Brent xuống dưới 80 USD/thùng đã kích hoạt nhà đầu tư trong nước bán ra các cổ phiếu Dầu khí tuần vừa qua. Cổ phiếu PVT của Tổng công ty Vận tải cũng chịu tác động mạnh và giảm 4,3% tuần qua. Tuy nhiên, liệu PVT có thực sự tiêu cực và cần phải chốt lời bằng mọi giá?

Tuần vừa qua, VN-Index giảm 1,43% do các cổ phiếu lớn cùng gây loạn nhịp trong 2 ngày cuối tuần. Ông lớn đầu ngành Dầu khí là GAS cũng giảm sâu và để thủng cả ngưỡng MA20 kéo theo một loạt các mã PVD, PVS, PVT, BSR bị “liên đới”. Theo thống kê, PVT đã giảm 4,3% xuống 24.500 đồng/cổ phiếu và cũng để mất luôn xu hướng tăng ngắn hạn. Tuy nhiên, so với GAS, thực tế, trạng thái giá của PVT vẫn khả quan hơn rất nhiều.

Trong giai đoạn tháng 9 và tháng 11, PVT đã tạo được nền giá khá tốt ở trên vùng giá 23.000 đồng/cổ phiếu. Và trong lần “sụt giảm” hiện nay, PVT cũng chỉ điều chỉnh về gần nền giá này. Đây là điều hoàn toàn trái ngược với GAS, PVD, PVS khi đều để thủng các nền giá tạo được trước đó.

PVT khó đánh mất xu hướng tăng dài hạn
PVT khó đánh mất xu hướng tăng dài hạn

Thực tế, nền giá của PVT cũng dày hơn cả 3 cổ phiếu trên nên nhà đầu tư nếu có lỡ đua lệnh trong giai đoạn PVT cũng chưa cần phải kích hoạt ngay lệnh bán “cắt lỗ”.

Có chăng, hoạt động giải ngân mới tại PVT sẽ từ tốn và thận trọng hơn khi cả ngành đã cùng bị chốt lời và giá dầu thế giới tạm để mất ngưỡng 80 USD/thùng.Các chỉ tiêu kỹ thuật của PVT cũng đã dần chạm xuống vùng quá bán trong khi cổ phiếu đã gần chạm lại nền cũ vì vậy, nên PVT có thể sẽ dần tạo đáy.

Nhà đầu tư trung và dài hạn có thể xem xét giải ngân thăm dò PVT nếu khu vực 23.000 đồng/cổ phiếu không bị xuyên phá. Xu hướng tăng giá của PVT trong trung và dài hạn hiện đang được đảm bảo khá tốt.

Hưởng lợi từ nhu cầu tiêu thụ LPG

PVT được xem là doanh nghiệp đầu ngành vận tải dầu và khí lớn nhất Việt Nam. Công ty hiện nắm 100% thị phần vận chuyển dầu thô, khoảng 30% thị phần dầu sản phẩm và 100% thị phần LPG thị trường nội địa.

PVTrans sở hữu đội tàu hiện đại gồm 36 chiếc, đa chủng loại từ tàu dầu thô, tàu dầu sản phẩm/hóa chất, tàu LPG và tàu hàng rời với tổng trọng tải hơn 1 triệu tấn DWT.

Trong 9 tháng đầu năm 2021, PVT đã đầu tư bổ sung thêm 5 tàu vào trong đội tàu, bao gồm 3 tàu chở dầu/hóa chất, 1 tàu LPG cỡ siêu lớn (VLGC) và 1 tàu chở hàng rời, tổng giá trị đầu tư khoảng 1.600 tỷ đồng. Công ty vẫn đang theo dõi biến động giá tàu VLGC cũ để tiến hành đầu tư 1 tàu chở dầu VLGC cho dự án Nghi Sơn, thay thế cho tàu Pis Pioneer đang thuê của đối tác Hàn Quốc. Mức giá kỳ vọng của ban lãnh đạo PVT sẽ dao động từ 40 – 60 triệu USD cho khoản đầu tư này.

Hiện mảng hoạt động vận tải dầu thô của PVT vẫn chủ yếu phục vụ cho Bình Sơn do nhà máy Nghi Sơn chưa đi vào hoạt động ổn định, trong năm 2022 khi nhà máy Nghi Sơn vận hành ổn định sẽ giúp doanh thu mảng hoạt động này của PVT tăng trưởng 15% so với năm 2021.

Trong 6 tháng 2021, vận tải LPG đang tăng trưởng mạnh mẽ, mức tăng trưởng mảng LPG lên 33% so với cùng kỳ. Các yếu tố chính giúp mảng LPG tăng trưởng nhờ đầu tư 1 tàu VLGC và nhu cầu tiêu thụ LPG tăng trưởng 50% trong nửa đầu năm.

Kết quả, 10 tháng đầu năm, doanh thu ước đạt 6.100 tỷ đồng, hoàn thành 102% kế hoạch năm; lợi nhuận hợp nhất trước thuế đạt 800 tỷ đồng, hoàn thành 160% kế hoạch năm.

PVT khó đánh mất xu hướng tăng dài hạn
Doanh thu và dự phóng

NSKT

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *